Một sản phẩm đồ da thường được ghép từ nhiều lớp da cấu thành các phần chi tiết. Với độ dày cơ bản của các tâm da thường dao động từ 1.2-2mm chính vì vậy nhiều sản phẩm phải yêu cầu lạng mỏng da nguyên liệu về mỏng hơn. Chung ta cùng tìm hiểu về lạng mỏng da và những cách lạng da thông thường nhé.
Tại sao cần phải lạng mỏng da thật khi làm đồ
Thông thường những lớp da tươi trước khi thuộc thường có độ dày khá cao, trong quá trình thuộc da một số dòng da nhà sản xuất đã trực tiếp xử lý độ dày và lạng mỏng về độ dày thích hợp. Các phần lạng ra được gọi là da ruột (hay da lộn). Tuy nhiên đối thông thường các dòng da nguyên liệu thường đều chưa được xử lý độ dày vì nhu cầu mục đích vào nhiều sản phẩm khác nhau.
Chính vì vậy trong quá trình làm đồ da thủ công. Những chi tiêt da cần độ dày mỏng khác nhau sẽ phát sinh nhu cầu lạng mỏng da.
Đặc điểm độ dày các loại da:
Da bò: Da bò thông thường có độ dày 1.2 – 2.2mm đối với một số dòng da đặc thù để sản xuất dây lưng thì độ dày có thể lên tới 3 hay 4mm.
Da dê, da cừu: Các dòng da này thường mỏng hơn có độ dày từ 0.8 – 1.2mm. Sở dĩ tương đối mỏng tuy nhiên trong những trường hợp được sử dụng để làm lót sản phẩm thì độ dày cần yêu cầu mỏng hơn từ 0.4 -0.6mm nên vẫn phải xử lý lạng mỏng.
Da cá sấu: Các mẫu túi da cá sấu có sử dụng mex cứng tạo form thì việc lạng mỏng da là điều hoàn toàn bắt buộc. Với da cá để lạng mỏng da cần được cán nhiệt qua cho bề mặt phẳng và chặt khi lạng mỏng sẽ cho kết quả đồng đều và thẩm mỹ hơn.
Các phương pháp lạng da.
Lạng mép:
Đối với một số chi tiết, các lớp da có độ dày không quá cao tuy nhiên ở vị trí ghép khâu, nhiều lớp da chồng lên dẫn tới cạnh da dày, thô không đạt thẩm mỹ. Những trường hợp này cần được xử lý lạng mép da.
Với lạng mép có các phương pháp lạng sau.
- Máy lạng mép da: Một máy lạng mép thông thường có chi phí từ 5 – 10tr đồng. Với kết cấu nhỏ gọn dễ sử dụng máy lang mép thường được các bạn thợ da chuyên nghiệp sử dụng.
- Dao lạng da: Đối với các bạn làm cá nhân hay nhu cầu sử dụng không nhiều và lượng sản phẩm cũng ít thường sử dụng các dòng dao lạng da chuyên dụng. Dao lạng da cầm thay thường được làm từ các loại thép siêu cứng với độ sắc cao và được mài liên tục trong quá trình sử dụng. Để lạng da bằng dao lạng cần kỹ thuật chắc và khéo léo trong quá trình sử dụng.
- Các công cụ hỗ trợ lạng da: Xẻng nạo da, Nạo da dạng dao cạo, Dao lạng mép da…Những công cụ dạng này dễ sử dụng hơn phù hợp với các bạn mới học làm đồ da thủ công.
Mua các dụng cụ hỗ trợ lạng da ở đâu? Nếu tại Hà Nội các bạn có thể ghé qua trực tiếp cửa hàng dụng cụ làm đồ da thủ công Da Tấm.
Cửa hàng dụng cụ làm đồ da handmade.
Lạng Tấm:
Để lạng nguyên cả tấm da. Việc sử dụng dao lạng hay các dụng cụ hỗ trợ thường rất khó và mất nhiều thời gian đặc biệt là các sản phẩm lớn như cặp túi xách.
Lạng tấm bằng máy lạng mép:
Bạn có thể sử dụng máy lạng mép để lạng mỏng tấm da lớn bằng cách làng đi lạng lại nhiều lượt. Tuy nhiên điểm yếu của hình thứ này là mất thời gian và độ đồng đều không cao, Kỹ thuật không tốt thường sẽ gặp tình trạng có các gờ nổi ở các vị trí lạng nối. Nên khi lên sản phẩm sẽ nhìn thấy lờ mờ nhưỡng đường nối của vết lạng gây mất thẩm mỹ sản phẩm.
Lạng mỏng da bằng máy lạng tấm chuyên dụng.
Tối ưu nhất trong việc lạng mỏng da là sử dụng máy lạng tấm. Tuy nhiên chi phí cho một máy lạng tấm là khá cao. Một số dòng máy nhỏ Đài Loan, Trung quốc có chi phí từ 40 – 60tr trong khi các máy to có xuất xứ châu âu có thể lên tới 120tr – 400tr.
Chính vì máy móc to cồng kềnh, chi phí đầu tư cao nên nhiều xưởng làm da không đầu tư sử dụng. Với nhu cầu sử dụng không nhiều các bạn có thể lựa chọn dịch vụ lạng mỏng da nguyên tấm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với chi phí hợp lý hoặc hoàn toàn miễn phí nếu da nguyên liệu được mua từ các nhà cung cấp hỗ trợ lạng da.
Địa chỉ nhận lạng mỏng da nguyên tấm tại Hà Nội.
Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Cập nhật các bài viết mới nhất trên trang Da tấm. Kênh cung cấp kiến thức và các kỹ thuật làm đồ da handmade dành cho những người bắt đầu tìm hiểu về nghề làm đồ da thật thủ công.