Những ngày tháng dịch bệnh đang khiến chúng ta thay đổi hoàn toàn thói quen sinh hoạt của mình. Từ hay ra ngoài giao lưu giờ phải ở yên trong nhà góp phần cùng cộng đồng và nhà nước chống dịch và dập dịch. Đừng để những thời gian giãn cách trở nên vô nghĩa chỉ với ăn và ngủ. Nếu bạn yêu thích đồ da thật handmade hãy dành những ngày này thử tìm hiểu và thực hành tự làm những sản phẩm đơn giản cho mình và người thân.
Tư vấn lựa chọn dụng cụ làm đồ da cho người mới tập làm
Mới tập làm những dụng cụ làm đồ da nên là những món thật sự cần thiết và cơ bản. Hãy cùng Da tấm kể ra một số món dụng cụ hữu ích và nên có cho người mới tập làm đồ da thật thủ công.
Dao cắt và bảng cắt.
Dao cắt da có thể sử dụng dao dọc giấy, dao bánh xe nhưng tuyệt đối không nên sử dụng kéo để cắt da. Thông thường da rất dày việc dùng kéo cũng không đảm bảo đường cắt được sắc gọn thường để lại những đường nối kiểu răng cửa làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ sản phẩm. Việc cắt bằng kéo cũng khiến bạn dễ đau tay và tốn thời gian hơn.
Bảng cắt là loại bảng tự liền, đây là món đồ nên có khi bắt đầu làm da. việc không có bảng kê cắt tự liền sẽ rất khó để thao tác trong quá trình làm. Nếu kê da lên mặt bàn để cắt sẽ dễ làm hỏng trầy mặt bàn trong khi kê lên gạch đá thì lại làm cùn mũi dao ngay.
Bút nhũ và tẩy nhũ.
Nếu như khi may vải cần sử dụng phần vẽ để đánh dấu trên mặt vải khi cắt thì với đồ da bạn cần có bút nhũ và tẩy nhủ. Bút nhũ sẽ đánh dấu được vị trí cần cắt trên mặt da và tẩy nhũ khi sản phẩm hoàn thiện.
Bộ đục lỗ trên da.
Đây là dụng cụ cực kỳ cần thiết và không thể thiếu để có những đường may trên da thẳng hàng ngay ngắn. Có nhiều loại đục lỗ da từ cơ bản tới cao cấp khác nhau. Khi mới tập làm đồ da bộ đục trám 4mm sẽ là bộ đục hữu ích với bạn nhất để bạn làm quen với nghề làm da thủ công. Khi kỹ thuật đục may ổn định rồi bạn có thể nâng cấp lên các dòng đục xiên, đục cao cấp.
Giá đục cũng dao động đắt rẻ khác nhau nhờ độ phức tạp, sự chính xác và mức độ hoàn thiện mũi đục khác nhau.
Bộ đục trám có đặc điểm mũi đục hơi xiên chéo, Các răng đục hình quả trám với phần giữa rộng 2 cạnh thu hẹp dần. Nhờ lỗ đục rộng nên các bạn mới tập làm đồ da dễ xỏ chỉ và khâu mà không bị xiên chỉ hay mắc chỉ trong quá trình khâu. Đối với các dòng đục xiên mũi đục sẽ nhỏ và hẹp hơn đòi hỏi thao tác khâu phải chuẩn nên nếu chưa quen sẽ dễ bị đâm xuyên chỉ và mắc chỉ.
Kim khâu da và chỉ sáp.
Chỉ khâu sử dụng trên đồ da thường là chỉ sáp. Đây là một dòng chỉ dù được tuốt sáp bảo vệ chỉ giúp khi khâu kéo chỉ trơn chu và độ siết tốt hơn. Chỉ sáp thường to dày hơn chỉ may thông thường nên không thể sử dụng kim khâu vải để khâu chỉ sáp. Phần xỏ chỉ của kim khâu da sẽ lớn hơn kim vải thông thường phù hợp với chỉ sáp. Đầu mũi kim xu hướng hơi tù để hạn chế đâm xiên qua chỉ khi khâu 2 kim.
Tại sao đầu kim khâu da lại tù?
Do khi khâu da các lỗ chỉ đã được đục sẵn bằng bộ đục kim khâu chỉ có nhiệm vụ đưa chỉ qua các lỗ khâu nên không cần sắc nhọn lắm để đâm xuyên da. Ngay cả khi có sắc nhọn việc đâm xuyên qua da thật cũng cực kỳ khó khăn nếu chỉ khâu bằng tay.
Một số dụng cụ hỗ trợ khác.
Vừa rồi là những dụng cụ gần như bắt buộc phải có để làm đồ da thủ công. Bên cạnh đó một số món dụng cụ hỗ trợ cũng khá cần thiết mà bạn có thể tham khảo thêm như
- Compa ke viền đục
- Bộ đóng cúc bấm
- Bộ đóng đinh tán
- Thước bo các góc tròn
- Gọt viền da
- Cây đánh bóng cạnh
- Sơn cạnh da chuyên dụng
- Bộ lăn sơn cạnh da
- Giấy nhám
Hoặc nếu bạn muốn mua bộ dụng cụ đầy đủ đã được tổng hợp bởi da tấm có thể phù hợp để làm hầu hết sản phẩm đồ da. Bộ dụng cụ đã được Da tấm nghiên cứu kỹ càng lược đi những món không quá cần thiết chỉ để lại những dụng cụ cô đọng nhất cho một người thợ làm đồ da handmade cơ bản.
Link sản phẩm: Bộ dụng cụ làm đồ da handmade đầy đủ