Học làm đồ da handmade online

Những dụng cụ cần thiết để may da thủ công và hướng dẫn sử dụng

Địa chỉ làm đồ da tại Hà Nôi

Da bò thuộc không giống như các loại vải, Da cứng và có độ dày khá lớn nên để may da chúng ta cần có những dụng cụ làm da hỗ trợ cần thiết, Bài viết này mình xin chia sẻ một số những dụng cụ cơ bản cần thiết trong quá trình làm da để giúp các bạn mới bớt bỡ ngỡ khi bắt tay vào làm da.

Địa chỉ làm đồ da tại Hà Nôi

Dụng cụ làm đồ da handmade địa chỉ cho thuê dụng cụ tại Hà Nội

Có hàng tá các công cụ, dụng cụ làm da tuy nhiên ở bài viết này chúng ta chỉ đi tìm hiểu những dụng cụ làm da cơ bản, phổ biến và dễ tìm nhất.

Những dụng cụ làm da phổ biến và hướng dẫn sử dụng

+ Dao cắt da:

Dao cắt da bò thủ công

Dao cắt da thường sử dụng là dao dọc giấy và dao cắt dạng lưỡi tròn

Để thao tác cắt da chúng ta sử dụng dao cắt có thể sử dụng dao dọc giấy lưu ý nên chọn các loại dao có độ dơ của lưỡi thấp, lưỡi dao khi cắt có độ chắc không chệch lắc 2 bên quá nhiều.

Dao cắt bánh xe, lưỡi dao dạng tròn lăn theo đường cắt giúp dễ dàng thao tác với các loại da mềm, mỏng mà không bị xô da.

Dao cắt da chuôi gỗ

Dao cắt da đa năng chuôi gỗ lưỡi thép siêu cứng sắc bén dễ dàng mài lại và giữ lưỡi sắc lâu

Dao cắt chuôi gỗ lưỡi ngang, là dòng dao tiện lợi vừa cắt da vừa có thể sử dụng thao tác lạng mỏng mép da rất thuận tiện, Cảm giác cầm nắm chắc tay, vết cắt sắc ngọt và dễ dàng mài sắc khi cần sử dụng.

+ Bảng cắt tự liên:

Bảng cắt thủ công tự liền A2

Bảng cắt thủ công tự liền Size A2 45cm x 60cm, dụng cụ quan trọng trong làm da thủ công

Bảng cắt thủ công tự liền, Là một dụng cụ rất bền được hầu hết các thợ làm da thủ công sử dụng. Bảng cắt để kê phía dưới khi cắt da với độ chia chính xác vừa tiện kê cắt chống xước mặt bàn vừa có cữ thước tiện lợi thuận tiện cho việc làm đồ da handmade.

Bảng cắt tự liền có các size từ A4 – A0 phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.

+ Thước nhôm:

sử dụng thước nhôm để cắt da

Thước nhôm rất hữu ích trong việc cắt da, thước không chỉ cố định đường cắt còn giúp lưỡi dao ko lẹm vào thước

Dụng cụ không thể thiếu trong việc cắt da, ngoài đo đạc da thước nhôm có độ cứng và rắn cố định đường dao cắt tốt.

Thước vuông góc kim loại

Thước vuông góc 30cm x 20cm được cán bằng máy độ chính xác cao là sản phẩm không thể thiếu trong dụng cụ làm da

Thước vuông góc Kim Loại, là một công cụ rất thường xuyên sử dụng trong hầu hết các sản phẩm.

+ Keo dán da:

keo dán da bò

Keo dán da, ráp các chi tiết trước khi đục lỗ, rất hữu ích trong quá trình làm đồ da

Keo dán da giúp ráp cố định các chi tiết lại trước khi đục.

+ Compa lấy dấu đường may:

compa lấy dấu may da

Để các đường khâu được thẳng và cách đều cạnh da chúng ta sử dụng compa ke dấu may da

Compa lấy dấu có tác dụng đưa theo các mép da để đánh dấu khoảng cách đục lỗ khâu da giúp đường may được đều và bám sát viền da.

Cách sử dụng: Xoay núm đồng để chân compa mở ra khoảng cách vừa đủ thông thường khoảng 3mm tới 4mm, sau đó 1 chân dài hơn ke áp vào cạnh viền da còn 1 chân còn lại đặt trên mặt da và đưa compa kẻ theo viền da nhằm tạo dấu khoảng cách trên mặt da.

+ Đục lỗ may da:

Đục lỗ da trám

Đục lỗ xuyên chỉ trong khâu da thủ công cũng là dụng cụ không thể thiếu trong may da

Các mũi đục lỗ da có tác dụng tạo lỗ xuyên chỉ có khá nhiều mũi đục khác nhau với kích cỡ khoảng cách mũi khác nhau tuy nhiên sử dụng phổ biến nhất là đục trám 4 ly.

Cách sử dụng: Khi đã xác định được các đường may và ráp các chi tiết lại bằng keo ta tiến hành đục lỗ. Lưu ý thao tác đục trên thớt cao su vì mũi đục rất dễ bị tổn thương trên các bề mặt rắn, khi đục nhứ giữ đục thẳng đứng vuông góc với mặt bàn.

+ Búa gỗ:

búa gỗ

Búa gỗ hoặc có thể sử dụng các loại búa khác

+ Kim khâu và chỉ sáp:

kim khâu da và chỉ sáp khâu da

Kim khâu da đầu tù và chỉ dù đã tuốt sáp

Chỉ khâu da thông thường là chỉ dù đã được tuốt qua sáp, Kim khâu da mũi tù không nhọn như kim khâu vải.

+ Cây gọt viền và đánh cạnh:

cây gọt viền da và đánh cạnh

Cây gọt viền da và đánh cạnh da giúp cạnh da mềm mại, bóng bảy thẩm mỹ hơn

Cây gọt viền: Khi cắt và khâu xong da các đường cạnh cắt vẫn còn vuông và sắc cạnh, cây gọt viền có tác dụng gọt bớt các cạnh da tạo độ tròn mềm cho cạnh.

Sử dụng: Đặt vào góc các đường cắt da đẩy từ từ gọt một lượng da vừa phải

Cây đánh cạnh: Có các rãnh tròn kích thước khác nhau đánh qua lại mép viền da sau khi gọt viền tạo độ tròn bóng cho cạnh da.

Xem thêm: CÁC DỤNG CỤ LÀM ĐỒ DA THẬT HANDMADE ĐẦY ĐỦ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *