Kiến thức da

Kinh nghiệm lựa chọn da thật và một số lưu ý khi chọn da nguyên liệu

Da thuộc thảo mộc Vegtan

Lựa chọn da phù hợp với sản phẩm là một bước rất quan trọng đối với các bạn mới học làm đồ da thủ công. Việc tìm hiểu những đặc tính của da và đưa vào đúng sản phẩm sẽ giúp tăng độ bền và trải nghiệm sử dụng của sản phẩm sau này. Vậy nên lưu ý những vấn đề gì khi lựa chọn da thật nguyên liệu?

Một số kinh nghiệm lựa chọn da thật nguyên liệu cho sản phẩm.

Làm đồ da handmade ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ hiện nay, Ngoài việc rèn luyện sự tập trung và tỉ mỉ chúng ta còn tự tạo ra được những sản phẩm ý nghĩa dành tặng bản thân và bạn bè. Việc tự làm đồ da thật cũng giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí để sở hữu những món đồ da thật sử dụng hàng ngày.

Một số những đặc tính cơ bản của các dòng da thật.

Da mộc mạc, nguyên bản: Các dòng da sáp, da mộc thường có nguồn gốc và cảm giác tự nhiên nhất, các lớp da nguyên bản với lỗ chân lông trên bề mặt da tạo nên những nét đặc trưng lôi cuốn người dùng. Tuy nhiên một số đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng dòng da này là khả năng chống xước, Dễ bị thấm nước, có thể bị ẩm mốc nếu sử dụng bảo quản không tốt.

Da chống xước, chống nước: Các dòng da được xử lý bề mặt cẩn thận với lớp phủ bảo vệ chỗng xước, chống nước có thể kể tới như da Epsom, Da Alran, Da Pullub…Đặc điểm của các dòng da này là độ bền bề mặt tốt, nếu bạn đang muốn làm bìa da cho một cuốn sổ ghi chép hàng ngày hay một chiếc túi xách thường xuyên mang theo bên mình thì đây sẽ là những dòng da bạn nên lựa chọn. Việc được xử lý bề mặt cẩn thận cũng giúp các dòng da này dễ dàng sử dụng, vệ sinh và bảo quản hơn.

Da thảo mộc dễ nhuộm màu: Nếu không tìm được màu da ưng ý mà muốn tự phối ghép màu hay thậm trí trạm khắc vẽ vời trên da thật thì Vegtan là lựa chọn duy nhất bạn có thể tìm tới. Da Veg có độ đanh chắc các loại da dày cho phép bạn trạm khắc trên mặt da. Hầu hết các dòng Veg trên thị trường hiện nay đều cho phép bạn xử lý nhuộm màu với các loại màu nhuộm da gốc cồn và gốc dầu.

Da mềm: Tuy nhiên khi nhu cầu của sản phẩm cần có một loại da mềm trong khi các dòng da trên đều đanh cứng thì Mill hạt mềm sẽ là một lựa chọn bạn đáng quan tâm. Da hạt mang tới cảm giác cầm nắm êm ái, cật da khá mềm dễ dàng xử lý nhiều kỹ thuật may khác nhau.

Da có độ dày lớn: Một số các dòng da chuyên biệt có độ dày 3.5 – 4.5mm thường được dùng để cắt dây lưng 1 lớp.

Da mỏng và dai: Trong ngành may áo da và làm nội thất da, da nguyên liệu lại có những yêu cầu riêng biệt khác với ngành sản xuất túi ví, các tấm da phải đảm bảo độ dai chắc tuy nhiên độ dày da lại thấp không được quá dày và quá đanh chắc, Da thường có độ co giãn nhẹ đàn hồi tốt không bị nứt hay bai trong quá trình sử dụng.

Tại sao cần tìm hiểu các đặc tính của da?

Trong thế giới da thật có vô vàn các loại da khác nhau, mỗi loại da lại có những đặc điểm khác nhau. Việc xác định được yêu cầu sản phẩm và lựa chọn các loại da có tính chất phù hợp sẽ giúp sản phẩm hoàn thiện đúng ý đồ và có độ bền sử dụng cao hơn.

Da thuộc thảo mộc Vegtan

Da thuộc thảo mộc có nhiều độ dày từ 0.8 – 3.5mm thông thường hay sử dụng nhất là độ dày 1.2mm và 2mm

Khi lên kế hoạch làm sản phẩm nào đó các bạn cần tìm hiểu nhu cầu sử dụng của sản phẩm trước, nên xác định các yếu tố như Độ chống xước, yêu cầu chống nước, yêu cầu về bảo dưỡng vệ sinh sản phẩm, độ dày, độ đanh cứng hay mềm, độ co giãn…Để từ đó có những lựa chọn phù hợp dòng da cho sản phẩm của mình.

VD: Nếu bạn thích các sản phẩm mộc, bụi có thể lựa chọn da Vegtan hoặc sáp. Nếu là những sản phẩm dùng hàng ngày thường xuyên sử dụng cần chống nước chống xước thì các dòng da được bảo vệ mặt nhưa Epsom, Alran sẽ là dòng da phù hợp. Hoặc bạn muốn may một chiếc túi mềm mại cầm nắm và sử dụng thoải mái có thể tìm hiểu các dòng da Mill Hạt mềm….

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *