Nghề làm đồ da thủ công ngày nay đang dần trở nên khá phổ biến trong giới trẻ. Bạn có thể tự làm cho mình những món đồ da thật với những nguyên liệu và dụng cụ rất cơ bản cùng một chút tỉ mỉ khéo léo. Đây có thể sẽ là trải nghiệm mới mang lại cho bạn niềm vui sau những giờ học tập làm việc căng thẳng cũng có thể trở thành một niềm đam mê mang lại thu nhập thêm cho mình ngoài giờ. Vậy những bạn mới học làm đồ da handmade cần tìm hiểu những gì? Da tấm xin chia sẻ một số kiến thức cơ bản dành cho những người mới bắt đầu ở bài viết này cùng tìm hiểu nhé.
Kinh nghiệm cần biết khi bắt đầu học làm đồ da thủ công handmade
Kiến thức về da thật và các loại da.
Da thật là khái niệm chung chỉ Da động vật sau khi trải qua quá trình thuộc da và xử lý bề mặt. Da thật có độ bền cao, không nở mục bong tróc và vẻ ngoài sang trọng cao cấp.
Có rất nhiều các dòng Da thật khác nhau tuỳ thuộc vào đặc tính, nhu cầu sử dụng như: Da làm túi ví, Da bọc Sofa đệm nội thất, Da giày, Da may áo…Những dòng da chuyên dụng cho mục đích khác nhau sẽ có những đặc tính kỹ thuật khác nhau phù hợp với sản phẩm sản xuất nhất.
Trong ngành làm đồ da handmade chúng ta chủ yếu sử dụng các dòng da phục vụ làm túi ví, giày dép. Các dòng da nổi bật có thể kể tới như Da sáp, Da Vegtan, Da Mộc, Da Bò vân Alran, Da Bò vân Epsom, Safiano, Vachetta, Nubuck, Da Lộn…Mỗi loại da sẽ có một đặc tính khác nhau nên việc lựa chọn đúng loại da cho sản phẩm mình dự định làm sẽ là yếu tố then chốt giúp sản phẩm của bạn đảm bảo độ bền và giá trị sử dụng.
Dụng cụ làm đồ da cơ bản tới nâng cao
Sau khi lựa chọn được loại da phù hợp với nhu cầu sản phẩm của mình, các bạn cần trang bị một số những dụng cụ làm đồ da handmade. Hãy tập trung từ những dụng cụ cơ bản nhất và nâng cao dần khi đã quen tay và hiểu rõ công dụng và nhu cầu của từng dụng cụ tránh việc mua tràn lan lãng phí mà không dùng tới.
Những dụng cụ làm đồ da cơ bản nhất cần có: Bảng cắt tự liền, Dao dọc giấy (để cắt da), Đục lỗ, Búa, Kim khâu, Chỉ sáp.
Tuy nhiên bạn cũng có thể tham khảo lựa chọn sẵn một bộ dụng cụ làm đồ da handmade cơ bản đầy đủ của Da Tấm, Từ kinh nghiệm của mình chúng tôi đã lựa chọn những dụng cụ cần thiết nhất cho một người mới bắt đầu và loại bỏ những dụng cụ không cần thiết hay ít khi sử dụng để đảm bảo có thể thao tác đầy đủ để làm hầu hết những sản phẩm đồ da. Việc mua bộ dụng cụ đầy đủ sẽ giúp quá trình làm đồ da của bạn được thuận lợi hơn trành việc động tới bước này bước kia lại thiếu đồ mất thời gian chạy đi chạy lại mua thêm.
Tham khảo bộ dụng cụ làm đồ da handmade tại đây: https://datam.vn/san-pham/bo-dung-cu-lam-da-that-handmade
Kỹ thuật làm đồ da handmade.
Tiếp theo cần trang bị những kiến thức cơ bản về các bước làm đồ da, thứ tự công việc từ ý tưởng tới thực hành. Để tìm hiểu cách tốt nhất và đơn giản nhất là các bạn có thể xem một số những video về làm đồ da handmade trên Youtobe từ các kênh trong và ngoài nước.
Thông qua việc xem video bạn sẽ nắm được những thao tác từ cơ bản tới nâng cao, thứ tự trình tự các bước trong quá trình làm nên một sản phẩm đồ da thủ công handmade. Bạn sẽ thấy làm đồ da thủ công không hề khó chỉ cần chút tỉ mỉ và kiên trì gần như bạn có thể làm được hầu hết những sản phẩm đồ da thông thường.
Da tấm có một số video hướng dẫn làm đồ da cơ bản các bạn có thể tham khảo thêm trên kênh: https://www.youtube.com/channel/UCgYRKpocuDT6_uI794nEI7g
Một số loại hoá chất cơ bản cần biết.
Và một phần cũng khá quan trọng cần tìm hiểu trong quá trình bắt đầu làm đồ da thủ công là hoá chất thường dùng. Những hoá chất chuyên dụng giúp sản phẩm bóng bảy hoàn thiện hơn, màu nhuộm và chốt màu, hoá chất xử lý cạnh da, keo dán…
Keo dán: Đối với làm đồ da thủ công các bạn nên sử dụng các loại keo dán da gốc nước, dòng keo này không nặng mùi không độc hại thời gian khô keo không quá nhanh cùng độ bám dính tốt nên rất phù hợp với những bạn mới học làm đồ da. Trường hợp không tìm mua được keo dán da gốc nước các bạn có thể sử dụng keo con chó mua tại các cửa hàng kim khí gần nhà, tuy nhiên dòng keo này mùi hằng khó chịu và khá độc nếu thường xuyên sử dụng, hiệu quả dán thì tương đối chắc chắn.
Keo se viền: Sau khi cắt các chi tiết da và cạnh sản phẩm thường phần sơ lông của da thật sẽ hơi bị tưa, Keo se viền có tác dụng làm khô cứng các phần sơ lông lại giúp cạnh chi tiết sản phẩm gọn gàng hoàn thiện hơn.
Gum đánh cạnh: Gum đánh cạnh sử dụng để đánh bóng cạnh của sản phẩm, Không phải dòng da nào cũng sử dụng Gum đánh cạnh được nên bạn cần tìm hiểu trước khi mua và sử dụng cho sản phẩm của mình nhé. Thường thì Gum sẽ phù hợp với các loại da gốc Veg, da mộc, Vachetta, da sáp.
Sơn cạnh da: Sơn cạnh da thường được dùng để hoàn thiện cạnh sản phẩm nhất, sơn cạnh sử dụng được cho tất cả các dòng da khác nhau và gần như được sử dụng trên hầu hết sản phẩm đồ da ngày nay. Các sử dụng cũng đơn giản, có 2 loại sơn lót và sơn màu. Để đường sơn cạnh da được căng bóng cần sơn lót đều bề mặt cạnh da trước khi sơn màu hoàn thiện. Có khá nhiều dòng sơn cạnh với chất lượng khác nhau để sản phẩm giữ được cạnh lâu bền nên lựa chọn các dòng sơn chuyên dụng chất lượng tốt tránh mua các loại sơn rẻ thường dùng cho da công nghiệp vào sản phẩm của mình.
Hoá chất dưỡng da: Một số hoá chất dưỡng da dạng xi nước hay dầu động vật như Mink oil sẽ giúp da thật tăng cường độ ẩm và độ dẻo dai tránh cho da bị khô và nứt trong thời gian sử dụng.
Trên đây là một số những kiến thức bạn sẽ cần tìm hiểu khi mới bắt đầu học làm đồ da handmade, Da Tấm chúc bạn sẽ sớm hoàn thiện được sản phẩm của mình dành tặng cho bản thân hay những người thân yêu.
Cám ơn vì đã luôn đồng hành cùng với Da Tấm!