Nếu bạn đang có ý tưởng muốn tự làm cho mình một chiếc túi da thật handmade, hoặc dành tặng cho những người thân yêu. Và đang tìm hiểu về những dụng cụ hữu ích cần thiết để làm đồ da thủ công. Ở bài viết này Da tấm sẽ giới thiệu với bạn những dụng cụ làm đồ da cơ bản cần thiết dành cho người mới bắt đầu.
Với các bạn mới bắt đầu làm quen với nghề làm đồ da thủ công, những dụng cụ dưới đây sẽ phù hợp với bạn, những dụng cụ cơ bản nhưng đáp ứng đủ các thao tác từ may cắt khâu và hoàn thiện cạnh để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
Dao cắt da và bẳng cắt thủ công tự liền loại chuyên dụng dành cho cắt da.
Với dao cắt và bảng cắt thủ công tự liền bạn sẽ dễ dàng thực hiện thao tác cắt chi tiết da, Về cao cắt có thể sử dụng một số dòng dao như dao dọc giấy, dao cắt bánh xe, dao tỉa…
Với việc thay lưỡi dao dễ dàng có thể mua lưỡi ở bất cứ đâu nên rất nhiều người thường sử dụng dao dọc giấy làm dao cắt chính tuy nhiên với một số bạn mới kỹ thuật cắt chưa quen việc sử dụng giao dọc giấy thường để lẹm góc da. trường hợp này các bạn có thể sử dụng dao cắt bánh xe với lưỡi dao tròn.
Dao cắt bánh xe có thiết kế lưỡi dao dạng tròn, Lưỡi dao lăn trên mặt da không làm xô da giúp đường cắt được chính xác không bị xô lệch. Rất phù hợp cho các bạn mới làm da với kỹ thuật cắt chưa được chắc tay.
Bảng cắt tự liên: Là bảng cắt thủ công chuyên dụng mà rất cần thiết với mọi người khi làm đồ da thủ công, Việc kê cắt trên bảng giúp chúng ta có mặt phẳng làm việc chắc chắn, Lưỡi dao không làm hư hại bảng và đem lại thời gian sử dụng rất lâu.
Bảng cắt da được làm từ nhựa và cao su chuyên dụng với thiết kế đặc trưng cùng hệ thống vạch chia chính xác, vừa giúp kê căt sản phẩm vừa có vạch đo chính xác giúp chúng ta cắt chi tiết da nhanh hơn. Là một trong những dụng cụ quan trọng không thể thiếu trong làm đồ da thủ công.
Dụng cụ phục vụ đục và khâu da.
Đối với thao tác đục và khâu da chúng ta sử dụng 2 dụng cụ chính là bộ đục lỗ khâu da và kim khâu cùng chỉ sáp.
Bộ đục lỗ khâu da: Có 4 loại đục cơ bản thường dùng nhất là đục mũi trám, Tiếp đó là bộ đục xiên, đục tròn 1mm và đục đan dây.
Bộ đục trám rất phổ biến và là bộ đục đa năng sử dụng chính trên rất nhiều sản phẩm. Với mũi đục dạng quả trám có độ xiên giúp đường chỉ khâu có hiêu ứng xiên chéo đẹp mắt.
1 bộ đục trám cơ bản thường có cây đục 2mm và đục 6mm. Tuy nhiên do phổ biến nên các bạn cẩn trọng khi chọn mua đục. Nên mua tại các cửa hàng bán đồ làm da chuyên dụng. Đục làm da chuyên dụng sẽ có độ cứng chắc từ vật liệu thép gió chuyên dụng. Một số dòng đục rẻ tiền từ loại thép dẻo dễ làm cong mũi đục trong quá trình sử dụng hay làm xô mũi khiến đường đục của bạn không được thẳng hàng.
Bộ đục xiên: Là dòng đục nâng cao so với đục trám, Mũi đục xiên có độ xéo cao hơn, mũi nhỏ dấu lỗ chỉ tốt.
Bộ đục xiên cho hiệu ứng đục lỗ và chỉ may chuyên nghiệp đẹp mắt, lỗ đục nhỏ dấu kín và thường được các bạn làm da chuyên nghiệp sử dụng.
Kim khâu da đầu tù: Với việc các lỗ đục đã được tạo sẵn kim khâu đồ da không cần đầu nhọn như khâu vải việc sử dụng kim khâu đầu tù vừa giúp mũi kim xỏ qua lỗ dễ dàng.
Chỉ dù sáp: Đối với đồ da chuyên dụng, Chỉ may thường sử dụng dòng chỉ dù tuốt sáp. Chỉ sáp vừa có độ chắc chắn và bám mũi vừa dễ dàng thao tác may không bị xù trong quá trình may và sử dụng. Sợ chỉ to chắc chắn giúp cho đồ da có độ bền cao suốt thời gian sử dụng.
Đánh cạnh, sơn cạnh hoàn thiện sản phẩm.
Bước cuối cùng của việc làm các sản phẩm đồ da là bước hoàn thiện cạnh, Với mỗi loại da và đặc thù sản phẩm chúng ta có các cách hoàn thiện cạnh khác nhau.
Sơn cạnh: Phương pháp thường thấy trên hầu hết các sản phẩm đồ da, Để sơn cạnh chúng ta có thể sử dụng những dụng cụ sơn cạnh da chuyên dụng như sau.
Bộ lăn sơn cạnh bằng đồng với con lăn chuyên dụng, để sử dụng bạn chỉ cần đổ sơn vào khay chứa sơn và kéo cạnh da trên con lăn. Việc sơn cạnh sẽ rất dễ dàng với bộ dụng cụ sơn cạnh này.
Đối với những ngóc ngách khó sử dụng con lăn sơn thì cây sơn cạnh này lại là một dụng cụ thực sự hữu ích, Không chứa được nhiều sơn phải liên tục chấm sơn trước khi lăn tuy nhiên cây lăn sơn rất dễ thao tác, nhẹ nhàng và hơn nữa sử dụng cây lăn sơn cầm tay giúp chúng ta tiết kiệm phần sơn thừa so với việc sử dụng khay lăn sơn đồng.
Đánh cạnh: Phương pháp đánh cạnh thường chỉ được dùng trên da veg, Vachetta hay một số dòng da gốc mộc. để sử dụng phương pháp hoàn thiện cạnh này chúng ta cần có 2 dụng cụ như sau.
Cây gọt viền sử dụng để gọt tròn cạnh da trước khi đánh cạnh
Cây gỗ đánh cạnh da chuyên dụng giúp đánh tròn bóng cạnh đồ da thật handmade.
Trên đây là một số dụng cụ cơ bản giúp các bạn thực hiện các thao tác cắt đục và may một sản phẩm đồ da. Với những dụng cụ trên các bạn có thể làm cho mình những món đồ da thật như bao da máy tính, điện thoại, Ví da, túi xách…
Để xem đầy đủ những dụng cụ làm đồ da mời bạn xem thêm: Shop dụng cụ làm đồ da thật thủ công