Video hướng dẫn làm ví da Đà Điểu
Video hướng dẫn làm ví da Epsom dáng ngang
Video hướng dẫn làm ví da dáng đứng
Video hướng dẫn làm ví da Vegtan nhuộm tay
Chắc hẳn trong cộng đồng những người đam mê chế tác đồ da thủ công. Đặc biệt là những người mới bắt đầu. Thì việc tự tay làm ra 1 món đồ dành cho bản thân mình luôn đem lại cảm xúc đặc biệt. Trong bài viết lần trước datam.vn đã chia sẻ các bước cơ bản để làm đồ da handmade. Và hôm nay hy vọng với bài viết “hướng dẫn làm ví da thủ công” này. Các bạn sẽ có được những kiến thức thú vị để có thể tự mình làm nên 1 chiếc ví da đơn giản chỉ bằng những thao tác cơ bản nhất.
Và đây sẽ là chiếc ví nhỏ xinh. Mục tiêu sản phẩm của chúng ta.
Hướng dẫn làm ví da thủ công: Các bước cơ bản.
Đầu tiên, là những dụng cụ cơ bản các bạn cần chuẩn bị:
Những món dụng cụ cần thiết để làm ví da đơn giản bao gồm:
– Bảng cắt
– Dao trổ tỉa da
– Compa ke viền
– Kim khâu da
– Chỉ sáp
– Đục trám
– Keo dán da
– Thước nhôm đo cắt
– Búa gỗ hoặc búa cao su để đục lỗ
– Da tấm nguyên liệu
Các bước cơ bản để làm ví da thủ công.
Đã xong khâu chuẩn bị dụng cụ. Vậy thì ta cùng bắt đầu từ những bước căn bản nhất nhé.
Bước 1: Setup dụng cụ và nguyên liệu cần thiết.
Bước 2: Đo cắt da nguyên liệu theo thiết kế mục tiêu.
Để thuận tiện cho việc đo cắt da thì thông thường các mẫu thiết kế ví da thường có những bản vẽ thiết kế (pattern). Các bạn chỉ cần in bản vẽ thiết kế sẵn đó ra theo tỉ lệ 1-1 và đặt thẳng lên tấm da. Sau đó cắt theo từng chi tiết là ổn.
Hoặc các bạn cũng có thể dùng bút nhũ đo vẽ trực tiếp lên tấm da và cắt theo kích thước. Tuy nhiên độ chính xác có thể có sai sót do sơ suất của bản thân nên chú ý cẩn thận bạn nhé.
Và nếu các bạn muốn tìm những khuôn mẫu thiết kế khác. Các bạn có thể google tìm thêm những bản vẽ thiết kế và hướng dẫn. Tất cả đều được chia sẻ rất nhiều trên mạng.
Chú ý khi bạn ướm khuôn rập thiết kế lên bề mặt da và cắt. Các bạn cần giữ chắc khuôn rập để ko bị xê dịch. Và nhớ đặt tấm da lên bảng cắt. Sau đó chỉ cần vẽ lại theo khuôn, và dùng thước nhôm ke thẳng + dao trổ để cắt theo đường dấu là được.
Bước 3: Mài mịn cạnh da của các chi tiết đã cắt.
Bước này thì các bạn mới chỉ cần dùng giấy ráp mịn đánh mịn đi là được. Với những thao tác cao cấp hơn thì còn đánh bóng và sơn cạnh nữa. Nhưng với những newbie như chúng ta thì nên bắt đầu ở những bước cơ bản đã chứ nhỉ.
Bước 4: Dán keo cố định các chi tiết phụ.
Ở bước này các bạn có thể sử dụng keo sữa hoặc keo dán da chuyên dụng để dán cố định các chi tiết phụ. Chú ý là chỉ dán keo viền mép của chi tiết để chuẩn bị đục lỗ đường may thui nha các bạn. Hoặc dễ kiếm hơn các bạn có thể tìm mua keo con chó cũng rất tốt nhé.
Bước 5: Ke viền đánh dấu đường may.
Để có 1 đường chỉ thẳng, đẹp thì bước ke viền đường may này là cực quan trọng. Dụng cụ sử dụng ở đây là ke viền nhiệt. Hoặc đơn giản hơn thì có compa ke viền chuyên dụng. Mục đích là để vạch ra 1 đường dẫn để chúng ta đục lỗ khâu đc thẳng cho đường chỉ may đều và đẹp.
Bước 6: Đục lỗ chuẩn bị khâu.
Lưu ý khi thao tác: nên kê lót bên dưới tấm da mình đục bằng 1 thớt cao su để tránh hư hại mũi đục. Các loại đục sử dụng thì có rất nhiều tùy theo cỡ chỉ và sản phẩm. Nhưng thông thường khi làm ví thì chúng ta sử dụng loại đục trám 4mm nhé.
– 1 Lưu ý nhỏ nữa khi đục là các bạn nên cố gắng giữ đục sao cho vuông góc nhất với mặt phẳng tấm da. Mũi đục thẳng đúng theo đường ke viền dấu trước đó. Sau đó sử dụng búa gỗ hoặc búa cao su gõ với lực vừa phải độ 2-3 nhát. Làm lần lượt như vậy cho đến khi hết đường may.
Bước 7: Se chỉ luồn kim, nữ công gia chánh. :3
Như tiêu đề. Bước này là bước để các bạn thể hiện khả năng may vá của mình.
Dụng cụ cơ bản là kim khâu da, chỉ sáp, cây kẹp. Các bạn lưu ý lựa chọn màu chỉ sao cho phù hợp với màu da nhé.
Bước 8: Mài min cạnh và đánh bóng cạnh.
Sau khi khâu xong. Các bạn sử dụng giấy ráp mịn chà phẳng phần cạnh da đi nhé. Nhớ kiên trì 1 chút vì khâu này khá mất thời gian đó.
– Sau khi chà mịn thì các bạn sử dụng tăm bông bôi keo se viền dọc phần cạnh đã chà.
– Sau đó thì đợi keo khô và dùng thanh gỗ đánh cạnh. Đánh cạnh đã bôi keo khoảng 2-3 phút cho bóng mịn cạnh là ổn.
– Bước này có thể phải lặp lại 2-3 lần thùy thuộc vào độ mịn cạnh da và độ bóng sau khi đánh cạnh. Vậy nên kiên trì nhé các bạn.
Bước 9: Tận hưởng thành quả.
Cuối cùng cũng đã xong thì ta nên tận hưởng thành phẩm của mình thôi.
Kết:
Trên đây đều là những kinh nghiệm của datam.vn muốn chia sẻ đến các bạn. Có rất nhiều cách để mọi người có thể tùy biến thao tác khác nhau và những kinh nghiệm xử lý khác nhau. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích được phần nào cho những bạn mới bắt đầu học hỏi làm da handmade.
Trang chủ: datam.vn
Hotline: 0868399977
Add: Số 1, Ngõ 40 Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội (Có chỗ để xe ô tô)